Lôøi Soáng Thaùng Gieâng 2009

Slides:



Advertisements
Presentazioni simili
Fill in the gaps Ieri sono ………….in citta Perché ……….comprato del pollo? Sai che Claudia …….vegetariana!.Gianni gioca a pallacanestro ogni……….. Luigi parla.
Advertisements

(FA) FA Va', pen- ro, sul -sie -l a -le do - SOL LASIb sa suipo -cli - i -- vi sui tera - a - a - …va', ti DO FA za - nolez -te -pide e licol -…ove o -
Parola di Vita Ottobre 2007.
Poker S.A.S. Autostrada TO-SV, Priero Ovest (CN), cap12070 tel km.84.3 tra Ceva e Millesimo direzione Savona RASO FLAVIO e RASO SERGIO.
P. Oorts Paolo sees Giulia. Paolo = subject sees = verb Giulia = direct object He sees her. he = a subject pronoun (replaces a noun) her = a direct.
IL FUTURO FORMAZIONE E USO.
Territori e parchi industriali in Vietnam
Dolce e chiara è la notte e senza vento
Leggere e capire il testo poetico
Italian: Ciao! Chow Italian: Buona mattina! Bwō-na Ma-tee-na.
Parola di Vita Marzo 2008.
ParoladiVita Aprile 2009 "Vegliate, perché non sapete in quale giorno il Signore vostro verrà (Mt 24,42).
Parola di Vita Maggio 2009 "Usate bene i vari doni di Dio: ciascuno metta a servizio degli altri la grazia particolare che ha ricevuto" (1 Pt 4,10).
Umberto Saba GOAL.
Sisi, Sisi, Do la da, Yaku sine ladu banaha
Parola di Vita Aprile 2011.
Capitolo 9 9.III Conoscere/sapere
Vita nova Lezione quinta.
Dick poesia del grande Totò
Che cosa ti piace fare? Itl 7.
Il Vietnam… in immagini.
Parola di Vita Maggio 2010.
Canta: Daniele Falaschi
Emily Dickinson Emily Elizabeth Dickinson (Amherst, 10 Dicembre 1830–Amherst, 15 Maggio 1886) è stata una poetessa statunitense. È considerata tra i maggiori.
TENGO_UNA_SCUOLA_VECCHIA (Questa è una canzone triste… Molto triste...)... Sul motivo de “La camisa negra” Il testo avanza sincronizzato.
Cuando Me Enamoro Quando M’Innamoro A Man Without Love M ộ t Ng ườ i Không Có Tình Yêu.
<<Amore è uno desio che ven da core>>
Parola di Vita Parola di Vita Dicembre 2011 Dicembre 2011.
Love, Love, Love. Love, Love, Love. Love, Love, Love. There's nothing you can do that can't be done. Nothing you can sing that can't be sung. Nothing.
By The Beatles. Yesterday, all my troubles seemed so far away, Now it looks as though they're here to stay, Oh I believe in yesterday. Suddenly, I'm not.
“Qual grande nazione ha leggi e norme giuste come è tutta questa legislazione…?” (Deut 4, 8).
Testo di Chiara Lubich del 1949
I M P A R O G I O C A N D O LE SILLABE E LE PAROLE.
I Lavori di casa. io.
IL DIALETTO FERRARESE Lavoro di gruppo, gruppo 4, componenti:
ALLA LETTOSCRITTURA CON L’USO DELLE TIC
Il lavoro e le opportunità per giovani e cooperative: i servizi e le progettualità di Confcooperative Progetto per una offerta integrata di servizi per.

Oggi è il quattordici maggio LO SCOPO: Date la prova e cominciamo il ripasso per l’esame finale. FATE ADESSO: Studiate per cinque minuti.
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lý Thuyết Ca trưởng I
Eccomi.
Eccomi.
Parola di Vita Luglio 2011.
Credere all'amore.
Parola di Vita Maggio 2012.
Ho cercato.
Parola di Vita Marzo 2011.
Parola di Vita Gennaio
Parola di Vita Aprile 2013.
Parola di Vita Dicembre 2011.
Parola di Vita Novembre 2008.
LÔØI SOÁNG Thaùng
Parola di Vita Febbraio 2010.
Come in cielo così in terra.
Словo Жыцця Красавiк 2016 “Тое, што вы зрабілі аднаму з гэтых братоў Маіх меншых, вы Мне зрабілі” (Мц 25,40).
Lời sống tháng tám 2014.
Lời sống tháng chín 2014.
Pawòl Lavi a Oktòb 2009.
Lời sống tháng bảy 2014.
Lời sống tháng sáu 2014.
Parola di Vita Ottobre 2007.
Lời sống tháng chín 2011.
Parola di Vita Luglio 2013.
Parola di Vita Febbraio 2009.
Як паслаў Мяне Айцец, так і Я пасылаю вас (Ян 20, 21)
Credere all'amore.
Parola di Vita Aprile 2013.
Alfabeto PAROLE BISILLABE.
Слова Жыцця Чэрвень 2012.
СЛОВА ЖЫЦЦЯ Красавiк 2014.
Transcript della presentazione:

Lôøi Soáng Thaùng Gieâng 2009 Lôøi cuûa Chiara Lubich

“Có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể mà thôi” (1 Cor 12:20)

Bạn đã bao giờ quen biết một cộng đoàn Kitô hữu đích thực chưa Bạn đã bao giờ quen biết một cộng đoàn Kitô hữu đích thực chưa? Bạn đã bao giờ tham dự những buổi họp mặt của họ chưa? Bạn đã đi sâu vào cuộc sống đó chưa?

Nếu trả lời có thì bạn đã nhận thấy nhiều chức năng nơi những người làm nên một cộng đoàn: người có ơn nói năng thì thông đạt cho bạn những thực tại tinh thần đánh động tâm hồn bạn;

người có ơn giúp đỡ, trợ lực, lo liệu, thì người đó làm cho bạn kinh ngạc trước những việc đem lại lợi ích cho người đau khổ; người có ơn giảng dạy uyên thâm đem lại một sức mạnh mới cho đức Tin bạn đã có; có người có tài tổ chức, điều khiển; có người được hiểu biết những người họ tiếp xúc và phân phát niềm an ủi cho những tâm hồn đang cần đến.

Phải, bạn có thể nghiệm được những điều đó, nhưng điều đánh động bạn trong một cộng đoàn sống động như vậy là tinh thần duy nhất bao trùm mọi người và hình như bạn cảm thấy nó phảng phất chung quanh và làm cho xã hội độc nhất đó nên một thân thể duy nhất.

“Có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể mà thôi”

Cả thánh Phaolô, và đặc biệt là thánh nhân, đã đứng trước những cộng đoàn Kitô hữu rất sống động nẩy sinh từ chính lời giảng dạy phi thường của mình. Một trong những cộng đoàn đó là cộng đoàn trẻ trung ở Cô-rin-tô, nơi Chúa Thánh thần không dè sẻn khi ban những ân sủng của Người hay những đặc sủng, như người ta quen gọi như vậy. Hơn thế thời đó những đặc sủng đó tỏ ra khác thường vì ơn gọi đặc biệt của Giáo hội đang nẩy sinh.

Vì vậy cộng đoàn này, sau khi đã vui mừng nhận ra những ân sủng khác nhau Chúa Thánh thần rộng ban, cũng biết đến thái độ cạnh tranh hoặc những rối loạn ngay giữa những người được ân sủng.

Lúc đó họ cần phải hỏi thánh Phaolo đang ở Ê-phê-sô để làm sáng tỏ mọi sự. Thánh nhân không ngần ngại trả lời họ trong một những bức thư đặc biệt của Ngài, giải thích cho họ phải dùng những ơn đặc biệt này thế nào. Thánh nhân giải thích rằng có nhiều đặc sủng khác nhau, nhiều việc phục vụ khác nhau, như ơn làm tông đồ hoặc nói tiên tri hay ơn giảng dạy, nhưng chỉ có một Chúa là Đấng ban phát những ơn ấy.

Thánh nhân nói rằng trong cộng đoàn có những người làm phép lạ, người chữa bệnh, người đặc biệt có tài cứu trợ, người khác có tài điều khiển, cũng như biết nói các thứ tiếng, người thì biết giải thích những tiếng đó; nhưng thánh nhân nói thêm là chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là nguồn đem lại những ơn đó.

Như vậy, bởi vì cùng một Chúa Thánh thần Đấng tự do phân phát những ân sủng khác nhau, nên những ơn đó không thể không hoà hợp với nhau, không thể không bổ túc lẫn nhau.

Như vậy chúng không thể đưa đến thái độ tranh giành hay rối loạn. không được dùng những ơn đó cho riêng mình; chúng không thể là lý do để phô trương, hoặc làm lợi cho chính mình, nhưng chúng đã được Chúa ban với mục đích chung: đó là để xây đắp cộng đoàn; mục đích của các ân sủng là phục vụ. Như vậy chúng không thể đưa đến thái độ tranh giành hay rối loạn.

Cho dầu nghĩ đến những ơn đặc biệt liên hệ đến chính cuộc sống của cộng đoàn, thánh Phaolo cho rằng mỗi thành phần đều có khả năng, tài riêng, để làm lợi ích cho mọi người, và mỗi người phải bằng lòng với ơn của mình.

Thánh nhân giải thích cộng đoàn như một thân thể và tự hỏi: Nếu toàn thân đều là mắt thì ta nghe ở đâu? Và nếu toàn thân đều là nghe thì ta ngửi ở đâu? Trái lại Thiên Chúa đã sắp đặt những phần thể một cách riêng rẽ nơi thân thể như Người muốn. Sau đó nếu toàn thân chỉ là một phần thể thì thân thể ở đâu? Trái lại:

“Có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể mà thôi”

Nếu mỗi người đều khác biệt với nhau, thì mỗi người đều có thể nên món quà cho người kia, và như vậy trở nên chính con người mình, và thực hiện chương trình Chúa đã sắp đặt cho mình đối với những người khác. Và thánh Phaolô nhìn nơi cộng đoàn, nơi có những ân sủng khác nhau hoạt động, một thực tại thánh nhân gọi bằng tên: Kitô.

Đó là vì thân thể đặc biệt này được các thành phần của cộng đoàn làm nên thực sự là Thân thể Đức Kitô. Thực vậy Đức Kitô tiếp tục sống nơi Giáo hội của Người và Giáo hội là thân thể của Người.

Nhờ phép Rửa Chúa Thánh thần tháp nhập người tín hữu vào Đức Kitô, đưa họ vào cộng đoàn. Và ở đó tất cả mọi người đều là Đức Kitô, không còn chia rẽ, kỳ thị.

“Có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể mà thôi”

Nếu thân thể là một, thì những thành phần của cộng đoàn Kitô thực hiện tốt cách thế sống mới của họ nếu họ thực hiện sự hiệp nhất với nhau; sự hiệp nhất hiểu ngầm tính khác biệt, tính đa dạng. Cộng đoàn không giống như một khối vật chất bất động mà giống như một cơ quan sống động với những phần thể khác nhau. Đối với người Kitô, gây chia rẽ là phản lại bổn phận của họ.

“Có nhiều phần thể nhưng chỉ có một thân thể mà thôi”

Vậy làm sao Bạn sống Lời mà Kinh thánh đề ra này Vậy làm sao Bạn sống Lời mà Kinh thánh đề ra này? Bạn cũng cần phải tôn trọng thật sự những chức năng, những ân sủng và những tài năng khác nhau trong cộng đoàn Kitô.

Bạn phải mở rộng cõi lòng ra tất cả sự phong phú khác nhau của Giáo hội, chứ không chỉ ra những phong phú của Giáo hội nhỏ mà bạn quen biết, như cộng đoàn giáo xứ hoặc hội đoàn Kitô bạn có liên hệ, hoặc Phong trào giáo hội mà bạn là thành viên, mà mở rộng ra sự phong phú của Giáo hội toàn cầu, trong rất nhiều hình thức cùng diễn tả của nó.

Bạn phải cảm nhận mọi sự là của mình, bởi vì Bạn là một phần của thân thể duy nhất đó. Và cũng như bạn để ý đến cùng bảo vệ mỗi phần của thân thể mình, thì bạn cũng phải làm như vậy cho mỗi thành phần của thân thể tinh thần. Bạn phải qúy trọng mọi người, phải chu toàn phần của mình, ngõ hầu những người khác đều có thể nên ích lợi cho Giáo hội một cách tốt hơn cả.

Đừng khinh dể điều Chúa đòi hỏi bạn ở nơi bạn đang sống, cho dù việc làm hàng ngày xem ra đều đều và không có ý nghĩa gì lớn lao: vì chúng ta tất cả đều thuộc về cùng một thân thể và, như phần thể, mỗi người đều tham dự vào hoạt động của toàn thân thể, bằng cách ở lại chỗ Chúa đã chọn cho mình.

Điều thiết yếu là Bạn có được một đặc sủng, như thánh Phaolô đã nói, đặc sủng vượt trên mọi đặc sủng khác, đó là lòng mến yêu: mến yêu mỗi người bạn gặp, mến yêu tất cả mọi người trên trần gian. Chính với lòng mến yêu, lòng mến yêu lẫn nhau, mà nhiều phần thể có thể nên một thân thể duy nhất. Chiara Lubich “Parola di Vita”, pubblicazione mensile del Movimento dei Focolari. Testo di: Chiara Lubich del gen. 1981 Grafica di Anna Lollo in collaborazione con don Placido D’Omina (Sicilia - Italia)